Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Trần Khánh Liễm: Chút kỷ niệm với Phạm Kim (báo Người Việt Tây Bắc) và nhạc sĩ Anh Bằng.
Tôi tới Seattle vào mùa xuân năm nay.

Việc trước nhất phải đi tìm Phạm Kim, sau đó dọc đường về ghé tạt thăm nhạc sĩ Anh Bằng .
Chúng tôi cách biệt nhau trên 35 năm không mặt nhìn mặt: Chỉ từ thập niên vừa qua mới gặp lại đôi lần, rồi liên tục truyện trò qua điện thoại, email để hỏi thăm gia đình đều đặn, cũng như những thành đạt của các cháu trong xã hội mới.

 



(ảnh trên) tác giả Trần Khánh Liễm (trái)

và nhạc sĩ Anh Bằng (2011)



Tuy nhiên phải nói rằng Phạm Kim tình cờ gặp tôi trên địa hạt văn chương sách báo: Từ 2010, anh đã liên lạc với một số tác giả và để download một số bài của tôi, cũng như của các chiến hữu cũ như Vũ Thất, Nguyễn Đình Sài, Hồ Văn Kỳ Thoại, Nhạc Sĩ Thiện Lý, Phan Lạc Tiếp, Chu Bá Yến, Vũ Mạnh San, Nguyễn Văn Phảy, Trần Quang Thiệu… từ trên các mạng lưới để gửi tới bạn đọc mà anh biết chắc không bao giờ tôi từ chối việc làm này của anh. Rồi bỗng một hôm anh có được điện thoại của tôi và từ đấy anh đã gọi cho tôi trong những năm vừa qua để nối lại tình xưa nghĩa cũ, một liên hệ từ nửa thế kỷ qua từ khi anh chập chững bước chân vào đời.




Trước kia, khi Sàigòn chưa rơi vào tay cộng sản Bắc Việt, Phạm Kim là sĩ quan báo chí trẻ của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam (sau Trần Khánh Liễm cũng ở cơ quan này khoảng 8 năm) và Vũ Thất, Phan Lạc Tiếp, Chu Sĩ Lương, Nguyễn Tất Ứng, Trần Trọng Thức… tại cơ quan này.




Phạm Kim đã lăn lộn trong lãnh vực này trước và bên ngoài Quân Đội.



Công việc hàng ngày ở Hải Quân là phải viết và thực hiện báo, viết tin tức và các nhật lệnh của Tư Lệnh/Hải Quân .. những khi cần thiết. Liên lạc chặt chẽ với Tâm Lý Chiến Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Báo Tiền Phong và Chiến Sĩ Cộng Hoà. Việc chính vẫn là viết những tin chiến trường và các hoạt động điểm báo và báo cáo tin tức liên quan đến báo chí cho vị Tư Lệnh, phát triển của Hải Quân Việt Nam để phân phối cho giới báo chí SàiGòn và là gạch nối liên lạc với các thông tín viên báo chí truyền hình ngoại quốc.



Phạm Kim đã hoàn thành việc này rất tốt đẹp, cũng vì thế mà khi đặt chân tới miền đất này, sau mấy năm lo định cư, anh lại có cơ hội trở về với nghề làm báo, thực hiện các chương trình ca nhạc mà ít nhiều anh đã gắn bó từ trước 1975.



Chân ướt chân ráo đến định cư ở một quốc gia quá tân tiến như thế này, những nhà văn, nhà báo người Việt của chúng ta trong lúc đầu, vì yêu nghề, đã không quản ngại những khó khăn, phương tiện thiếu thốn khi cố gắng tìm trở về “cái nghề” làm báo, nghiệp viết lách của mình.



Có nhiều người đi làm để có lương sống, viết lách là một thú vui văn hóa không bỏ được. Từ những bản tin, thực hiện những bản văn lúc đầu khi mới định cư vào 1975, bạn đọc đã nhận được là những tài liệu thật thô sơ như bản in thiếu dấu, phải dùng máy không dấu rồi lấy tay đánh dấu vào bản in hay khi in xong thì bỏ dấu vào sau (kể cả những tờ báo ban đầu như Người Việt Cali, Hồn Việt…)!



Bước đầu cay cực như thế, nhưng rất nhiều người đã can đảm, không quản ngại, vẫn bước đi trên những khó khăn chông gai để có thể chuyển tải tới cộng đồng người Việt những tin tức, những bản văn thô sớ, nhờ những cố gắng vượt bực đó dần dà có hệ thống đánh máy chữ Việt VNi mà ngày nay chúng ta thấy sách vở, báo chí, mạng lưới điện toán Việt Ngữ đã và đang tràn ngập trên thị trường không thể kể được bao nhiêu để cho nhiều người Việt có thể theo dõi. Khi ra những số báo đầu tiên từ năm 1985 Người Việt Tây Bắc may mắn có được hệ thống “PhotoVaryTyper” đầu tiên đánh được chữ Việt sau đó in trên giấy ảnh rồi cắt dán trên trang layout.. Thời bấy giờ trị giá một bộ máy trình bày tiếng Việt đã trên một máy đã trên $20,000 mà chỉ có những cơ sở báo chí đầu tiên như Nhật Báo Người Việt Cali mới đầu tư tốn kém như thế. Mãi đến vài năm sau mới có dấu Việt trên máy điện toán như ngày nay.



Có rất nhiều người trong cộng đồng người Việt mình khi cầm những tài liệu truyền thông Việt Ngữ trong tay mà không nghĩ tới những cố gắng, gian truân của những người làm báo viết văn. Đi ra chợ, đến tiệm vàng, tiệm phở văn phòng bác sĩ (dù không có nhu cầu khám bệnh). Lượm một tờ báo, vào hội già lấy một cuốn sách của một tác giả người Việt bằng Việt ngữ đọc cho đỡ buồn: Chẳng qua họ cũng chịu ảnh hưởng từ mấy dòng tin tức chỉ đơn giản có thế thôi.



Báo ra hai ba số không hiểu sao đã ngưng, đã đình bản vội!.

Sách in xong đưa tới tiệm sách, mấy tháng sau trả lại. Nhà sách lấy ½ giá bán, ½ trả lại cho tác giả mà dường như ít khi họ nghĩ sâu xa hơn đến công lao, tiền nhà in và nếu bán hết mới đủ vốn, như một việc làm không công!



Thế nhưng cái nghề văn chương báo chí lại là nghíêp chướng của những ai yêu thích, coi như cái nghiệp thì dĩ nhiên phải lăn lóc với nó. Tôi phải nói đến những gian lao mà vẫn thất bại liên tiếp của nhiều người làm văn nghệ, làm báo chí: Có khi họ trút cả cơ nghiệp, nếu không có nghề thứ hai hay không có bà xã và con cái đi làm yểm trợ cho mình!



Sau đây là mấy thí dụ cụ thể của kinh nghiệm chính tôi trải qua:



Một buổi trưa hè nóng bỏng vào năm 1975, tôi ở trại Ft Shaffee, Arkansas đi vào barrack tìm gặp nhạc sỹ Anh Bằng (chúng tôi là họ hàng) để thăm hỏi. Tôi phải chờ lâu lắm mới gặp anh để truyện trò chốc lát. Tại sao tôi phải đợi lâu đến như thế. Anh từ gầm bàn bước ra, mồ hôi nhễ nhãi. Tôi cứ tưởng anh đang bị cảm nặng vừa xông gió, nên người ướt đẫm. Ngờ đâu hỏi ra mới biết: anh đang sang băng cassette, vì chỉ còn ít hôm nữa phải xuất trại. Việc làm này quá cực nhọc, nhưng vì yêu văn nghệ anh phải làm để giữ lấy những bài hát do chính tay anh hay bạn hữu của anh đã làm: “phải giữ lấy cho mai sau, sợ rằng sẽ thất lạc!”



Nếu không có những giọt nước mắt, giọt mồ hôi của Anh Bằng từ lúc mới đặt chân tới Mỹ vào năm 1975, thì làm sao có “Trung Tâm Ca Nhạc Asia” ngày nay. Không phải bỗng dưng có được những công trình vĩ đại như thế này. Anh Bằng đã qua quá nhiều giai đoạn tiếp theo đó lại… thâu băng từ những garage thiếu phòng ốc cho tới những phòng thâu âm chật hẹp để rồi có ngày hôm nay như quí vị thấy những bước đường gian truân được hồi tưởng lại trong băng nhạc “kỷ niệm ba mươi năm Asia”.



Kết quả tốt đẹp như thế đó! Tôi mừng cho Trung Tâm Ca Nhạc Asia. Phần thiệt thòi cho người nghệ sỹ già này là gì: anh Anh Bằng đã đổi thính giác của anh cho âm nhạc, cho sáng tác.



Bây giờ anh không mấy dễ liên lạc với thế giới bên ngoài, ngọaị trừ email! Anh Bằng, một đời cho âm nhạc đã đổi cái giá quá đắt như thế!… Thế mà vẫn còn mãi mãi mê âm nhạc, vẫn còn tha thiết sáng tác mặc dầu tai mình không nghe hết được những cung điệu nhạc của mình viết ra. Yêu nghề đến thế là cùng!

*

Tại sao tôi phải đưa ra câu chuyện của nhạc sỹ Anh Bằng trong lúc viết về Phạm Kim.



Đó cũng là để cho quý đọc giả đã biết về một người có tên tuổi, làm việc vất vả và trọn đời dành cho văn nghệ. Tôi đưa ra vì cả nước, trong và ngoài nước đều biết người nhạc sỹ này và cảm thông được nỗi cực nhọc vất vả của NS Anh Bằng.



Nhìn lại Pham Kim mà gần một năm nay tòa soạn và bạn bè của anh đã mừng cưới bạc 25 năm cho tờ báo Người Việt Tây Bắc (vào năm 2011).

Một phần tư thế kỷ là khoảng thời gian khá dài. Ai có ở trong tù mới biết thời gian dài như thế nào, mà trong chúng ta biết bao nhiêu chiến sỹ H.O. đã trải qua và biết được giá trị của thời gian.



Tôi đi vào văn phòng của toà báo Người Việt Tây Bắc, trong đó có ít nhất tám máy PC, hai vợ chồng với ba đứa con và hai, ba người bạn (thời đi cải tạo cũ Suối Máu, Trảng Lớn… nay gặp nhau) và một hai nhân viên khác họ cùng cặm cụi làm việc trong im lặng cần mẫn để mỗi tuần có thể đưa đến cho bạn đọc mấy số báo tin tức nóng hổi, phân phối tại Seattle và những cùng phụ cận Tacoma, Olympia, Everett, Bremingham, Bellevue tận miền Đông của Tiểu Bang như Spokane, Tri-Cities, Yakima…



Tôi ngồi nơi phòng khách, lâu lâu thấy đôi ba người vào xin một tờ báo để đọc, nghe họ hỏi thăm tin tức thời sự trước khi rời phòng cầm trên tay số báo cho mình, kèm theo số khác cho bạn cho anh em…



Tôi ngỡ ngàng và chạnh lòng: sao người ta coi thường báo chí đến thế. Người đi xin báo không nhìn thấy sáu bảy người đang hùng hục làm việc tại tòa soạn để có một tờ báo cho ai tới xin một số mà không phải trả tiền! Thật vô tư! thật không có một an ủi hay đóng góp cho sức người làm việc văn hóa (không biết họ có nhớ nhắc với những khách quảng cáo với những đoàn thể khi đăng hàng loạt thông báo, trang “sinh hoạt cộng đồng” cũng nên có đóng góp để phụ vào những tốn kém không nhỏ của một tờ báo và trang online của tờ báo giúp ích cho khách ở xa muốn tìm thuê nhà, tìm việc làm v.v.. .



Thế nhưng qua 27 năm Báo Người Việt Tây Bắc đã sống. Lợi tức ở đâu? có phải vì quảng cáo hay vì lợi tức bán báo. Quí vị nhìn lại chính mình và đủ sức trả lời câu hỏi này. Bạn đã làm gì giúp cho báo chí Người Việt (tại hải ngoại) sống được?.



Như tôi đã nói trên, Để phát hành một tờ báo, bạn phải làm việc từ 10 tới 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, phải tham gia khá nhiều sinh hoạt, trong ngày, và cuối tuần, phải bỏ tiền thuê văn phòng, phải trả tiền nhà in, phải lăn lóc thăm bạn hữu, xin bài vở và tin tức, phải chạy quảng cáo cho bạn hàng. Nhiều việc không thể nói hết.

Người Việt Tây Bắc có những gì khác biệt?



Dĩ nhiên tin tức nóng hổi, tuần nào cũng ra mấy số báo, có văn nghệ, có nghệ thuật, có truyện vắn truyện dài, phóng sự, you tube và các bản tin phối hợp với Truyền Hình SBTN, các trang online: đủ món ăn chơi cũng giống như một cửa tiêm để thỏa mãn nhu cầu của quần chúng.




Món ăn trong tiệm có thể nấu do một hai tay bếp có hạng. Nhưng báo có những món ăn tinh thần quý báu, có nhận định chính trị, có văn, có tin tức, có giới thiệu âm nhạc, giới thiệu tác giả, đào sâu vào tâm thức để người đọc có thể hiểu sâu vào vấn đề văn học, nghệ thuật. Và hơn tất cả là duy trì tiếng Việt, là nhịp cầu nối kết các ngôi làng cộng đồng… là tiếng nói tranh đấu cho sắc dân của mình trong dòng chính… là biết bao cống hiến khác nữa…



Tôi đã làm báo một thời gian, chủ trươngban biên tập và trị sự, chịu nhiều vất vả, dẹp hết những việc đang làm lãnh lương nuôi sống gia đình, dành nhiều thì giờ cho báo chí. Luôn luôn nhờ bạn văn, thân hữu đóng góp để tờ báo khởi sắc và có sức lôi cuốn quần chúng. Thế nhưng cuối cùng chúng tôi đã phải đóng cửa tờ báo của mình, chỉ chịu đựng được hai năm trời. Tác phẩm Thú Điền Viên đã tới tay một số quý vị được viết từ 1999 do ban biên tập yêu cầu tôi. Cuối cùng thấy bạn đọc trân quý, cắt từng miếng báo dán vào tập làm tài liệu. Tôi thấy mủi lòng in ấn thành sách cho đọc giả.



Tôi nói để quý bạn đọc thấy những vất vả, những cố gắng và những thất bại của người viết văn và làm báo như tôi để tự hỏi tại sao Phạm Kim đã tiếp tục giữ cho tờ báo sống được tới ngày nay: trên 26 năm trời dài đằng đẵng của thời gian: công trình kể biết mấy mươi.



Còn tờ Người Việt Tây Bắc?



Bạn đọc có dịp để theo dõi những thành quả và sáng tác của nhiều nhạc phẩm, bạn đọc biết nhiều những tác gỉa, những sách vở, những khuôn mặt từ tướng lãnh, những nhà văn hóa, những nhà văn đã xuất hiện trên báo Người Việt Tây Bắc.



Việc đó không phải tự dưng mà có hay vì mình có thế giá mà người ta tìm đến. Không phải thế mà do công lao vất vả, sự liên hệ quen biết nhiều người, từ nhiều thập niên đã đưa tới kết quả tốt đẹp như thế này.

Báo Người Việt Tây Bắc đã khởi xướng từ lâu. Thế nhưng không thể để cho nó bị bó tay phân phối trong vùng nhỏ hẹp Seattle và vùng phụ cận. Làm sao những độc giả xa xôi có thể có được tờ báo, làm sao có tiền trả cước phí gửi đi xa. Chỉ có những người viết lách, đóng góp những phần văn học cho tờ báo thì mới nhận được (qua bưu điện) báo Người Việt từ chân trời xa xôi.



Để mở rộng đường đi cho Người Việt Tây Bắc, ít lâu nay chúng tôi đã lên mạng www.NVnorthwest.com đọc được Người Việt Tây Bắc! Đây là một cố gắng nữa vượt bực. NVTB online có những tin tức địa phương, tin tức nóng bỏng trên khắp thế giơi, tin tức biểu tình chống Trung cộng, tin tức người Việt khắp nơi trên toàn thế giới, cộng đồng Việt Nam đứng lên bày tỏ tiếng nói phản đối nhà cầm quyền cộng sản bán đất dâng biển cho Trung Cộng! Biểu tình để phản đối bè lũ xâm lăng từ phương Bắc.



Mạng lưới NVTB còn có những tài liệu văn học, lịch sử, có những video clip thời sự và nóng bỏng. Hy vọng sẽ có nhiều người từ bốn phương tìm vào đọc để bổ khuyết cho những gì mình cần biết thêm về nhiều phương diện cần thiết cho cuộc sống và thỏa đáp nhu cầu tinh thần của nhiều đọc giả trên khắp thế giới.

Tối viêt để vinh danh Phạm Kim, vinh danh các cháu đã hy sinh chính bổn thân mình, chỉ làm việc trong tòa soạn mà quên đi những món lương được hứa hẹn nhiều trên thị trường công ăn việc làm. Tỉ dụ như cháu Julie Phạm- Hoài Hương, tiến sỹ từ London mà, chỉ vì yêu nghề nghiệp đã trau dồi chuyên môn cho IT và marketing (dành một nửa thời gian part time) cho văn phòng NVTB, làm việc không mệt mỏi cho tòa soạn, cùng với Hiệp Hội Báo Chí Thiểu số (Ethnic Media) và New America Media (NAM).



Rất nhiều quý vị không biết những công lao như tôi vừa kể. Như thế, bạn nghĩ gì khi tới tòa soạn, xin một tờ báo miễn phí về đọc chơi cho đỡ buồn. Tôi nói như thế không phải “trách khéo”, nhưng là để nhắc nhở bạn đọc nhìn thấy những khó khăn, hy sinh của tòa soạn NVTB và cố gắng cảm thông với nỗ lực không ngừng nghỉ cho tờ báo được sống mạnh để còn tiếp tục phục vụ cộng đồng, để nuôi sống tình người nơi viễn xứ, để phát triển văn hóa người Việt nơi hải ngoại. Tiếng ta còn, nước ta còn! có ai nghĩ rằng con cháu mình ngàn năm nơi hải ngoại vẫn duy trì tiếng Việt vẫn nhớ về quê cha đất tổ để có ngày trở về lập quốc, gây dựng lại ngôi nhà xụp đổ do những nguời cộng sản tham ô, hại dân bán nước.



Cầu chúc cho Phạm Kim và Người Việt Tây Bắc vẫn luôn đạt nhiều thành quả trong viêc xây dựng văn hóa cộng đồng người Việt nơi hải ngoại.


 



(ảnh trên ) Nhà Báo Phạm Kim hiện là

Chủ Nhiệm/Chủ Bút Báo Người Việt Tây Bắc




Houston, 12 tháng 10, 2011.

Trần Khánh Liễm.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn (14-05-2024)
    Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan (13-05-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (13-05-2024)
    Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề (12-05-2024)
    Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài (10-05-2024)
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Thêm 200 lao động "chui" Việt Nam bị phát giác tại Matxcơva  (27-06-2013)
    Cô gái gốc Việt chỉ huy đơn vị quân đội ở Mỹ (24-06-2013)
    Dương Cầm Thủ VanAnh Nguyễn đến từ Sydney- trình diễn tại tại Sorrento Hotel- Seattle (14-06-2013)
    Những trái tim bác ái ở Little Saigon (11-06-2013)
    Thư viện Đại Học Washington và bộ sưu tập giá trị: ‘Kỷ Nguyên Việt Nam’- VietNam Era Collection (31-05-2013)
    Người Việt hối lộ hàng triệu USD để xin visa đi Mỹ? (25-05-2013)
    Mỹ: Bắt nghi phạm giết người trong tiệm Phở Việt (18-05-2013)
    Ba nhà hàng Việt Nam lọt top 101 nhà hàng ngon nhất châu Á (17-05-2013)
    Một phụ nữ Việt trúng độc đắc 14 triệu USD (06-05-2013)
    Tổng thống Mỹ vinh danh 2 phụ nữ gốc Việt (03-05-2013)
    Học sinh Việt Nam giành giải thưởng quốc tế (06-03-2013)
    Tết của sinh viên Việt tại Chonnam (14-02-2013)
    Người Việt ở Mỹ hối hả chuẩn bị Tết (08-02-2013)
    Tất niên tưng bừng của người Việt ở Mỹ (01-02-2013)
    Người Việt ở nước ngoài có nhiều bài đăng tạp chí quốc tế (27-12-2012)
    Cơm tấm, bún Huế đậm đà ở Little Saigon (13-11-2012)
    Philipp Rösler bàn về sự hội nhập của người Việt  (05-11-2012)
    Giáo sư Ngô Bảo Châu được vinh danh tại Canada (16-10-2012)
    Nhiếp ảnh gia Việt đoạt giải "Thiên tài" tại Mỹ (08-10-2012)
    Xưởng may đen Việt Nam tại Nga : Địa ngục trần gian  (20-09-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153061353.